Nguyên nhân gây ra hội chứng giảm đẻ ở gà? cách phòng bệnh ra sao?
Hội chứng giảm đẻ ở gà là một bệnh truyền nhiễm xảy ra trên gà mái, làm số lượng trứng sản xuất giảm đi nhanh, mà gà không đạt được hiệu xuất của việc sản xuất trứng. Bên cạnh đó hình dạng trứng cũng không ổn định. Bài hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn tác nhân gây bệnh,con đường lan truyền hội chứng giảm đẻ ở gà.
Nguyên nhân gây ra hội chứng giảm đẻ
· Hội chứng giảm đẻ ở gà là do virus Adeno gây ra,đây là loại virus có AND nhân đôi thuộc họ của Adenovirus
· Hội chứng này thường xảy ra ở gà mái đẻ, gà giống trong giai đoạn từ 26-35 tuần tuổi
· Hội chứng rất dễ lây truyền từ gà bố mẹ sang gà con thông qua trứng bị nhiễm bệnh. Hoặc có thể lây lan từ gà khỏe mạnh sang gà bệnh qua đường ăn uống, thiết bị dụng cụ chăn nuôi.
Triệu chứng của hội chứng giảm đẻ ở gà là gì?
· Sau khi bị virus xâm nhiễm, virus gây bệnh sẽ phát triển trong đường hô hấp của gà và phát triển trong mô lympho của ống dẫn trứng làm giảm hiệu suất đẻ và giảm chất lượng trứng.
· Khi nhiễm bệnh có thể thấy rõ tỷ lệ sản xuất trứng giảm đột ngột từ 20-40%, có khi lên tới 50%.
· Trứng nhỏ hơn bình thường, lại nhạt màu , vỏ lụa mỏng đi và nhăn nheo, hình dạng méo mó có khi không có vỏ cứng.
· Những quả trứng được sản xuất ra thường có lòng trắng bị loãng, tỷ lệ ấp nở giảm
· Gà mắc hội chứng giảm đẻ vẫn ăn uống bình thường,không có nhiều biểu hiện ra ngoài, chỉ có mào gà là chuyển nhợt nhạt hơn bình thường.
Phương pháp chẩn đoán gà bị mắc hội chứng giảm đẻ
Hội chứng bệnh gà giảm đẻ rất dễ nhẫm lẫn với các bệnh về đường hô hấp như: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, các bệnh về rối loạn hấp thụ canxi. Vì thế nếu có thể bà con chăn nuôi nên sử dụng máy PCR pockit hoặc bộ kit chẩn đoán bệnh trên gia cầm để test nhanh bệnh trên gà. Phương pháp này cho kết quả nhanh chính xác chỉ trong thời gian 1-2 tiếng đồng hồ.
Phòng và điều trị hội chứng giảm đẻ ở gà
· Bệnh do virus gây ra nên không có kháng sinh đặc trị bệnh. Khi gà mắc bệnh người nuôi cần cách ly kiểm soát nhanh để bệnh không lây lan.
· Để phòng bệnh người chăn nuôi cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại, quản lý chặt chẽ chất lượng thức ăn cho gà, máng ăn, nước uốngsạch sẽ. Thường xuyên phun thuốc sát trùng định lỳ để tiêu diệt mầm bệnh.
· Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cho gà đẻ khi đạt 15-16 tuần tuổi.
· Bổ sung các loại chế phẩm, các khoáng chất giúp gà nâng cao sức đề kháng, chống stress cho gà khi môi trường thay đổi. Giúp gà tăng khả năng hấp thụ khoáng, vitamin và kích thích buồn trứng phát triển.
=>> THAM KHẢO NGAY : Bệnh thương hàn ở gà do nguyên nhân gì?