Con đường lây truyền của dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi hiện nay đã bùng phát tại rất nhiều quốc gia khác nhau, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Theo thông báo của tổ chức thú y thế giới thì hiện nay bệnh dịch tả Châu Phi chưa có vacxin phòng bệnh , cũng chưa có thuốc và phác đồ điều trị dứt điểm bệnh. Vì vậy bà con chăn nuôi cần nắm vững những kiến thức về con đường lây truyền của dịch bệnh.

Thường khi lợn nhiễm bệnh tỉ lệ chết rất cao, lên tới 100%. Bệnh hiện lây lan qua nhiều con đường khác nhau đòi hỏi các các cơ quan chức năng phải phối hợp chặt chẽ với người chăn nuôi nhằm cảnh giác cao độ trong công tác phòng chống bệnh. Để làm được điều đó bà con chăn nuôi cần tham khảo ngay những con đường lây truyền của dịch bệnh trong bài viết dưới đây .

Dịch tả lợn Châu Phi lây truyền qua nhiều con đường

Lây truyền qua thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn

Dịch tả lợn Châu Phi lây qua thịt lợn đã nhiễm bệnh được chế biến thành các sản phẩm thức ăn.

Lây truyền qua các phương tiện vận chuyện lợn và chế phẩm từ lợn

Dịch tả lợn lây lan rất nhanh qua các phương tiện dùng để đi thu mua các chế phẩm từ lợn như:phân lợn, thịt lợn chết. Xe chở thức ăn cho lợn, xe của nhân lực làm trong trại lợn…. do đó cần có biện pháo khử trùng mọi vật dụng phương tiện ra vào trong trại nuôi, cách ly ngay nếu thấy có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh.

Lây truyền qua nguồn nước,dụng cụ thiết bị trong chăn nuôi

Bao gồm các dụng cụ cho ăn, vòi phun nước, ống tinh…..dùng trong trại nuôi đều có khả năng mang mầm bệnh ra ngoài. Thêm nữa , mầm bệnh cũng có thể tồn tại trong nguồn nước sông, suối, ao, hồ mà bà con sử dụng. Để tốt nhất bà con chăn nuôi được khuyến cao không sử dụng nước bề mặt mà nên sử dụng nước của nhà máy đã qua sử lý đạt tiêu chuẩn sạch.

Lây truyền qua vật chủ trung gian

Những nhân tố lây bệnh trung gian  

Tuy rằng theo thông cáo của tổ chức thú y thế giới thì dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người, nhưng có thể lây truyền qua các vật nuôi khác. Chính vì thế mà những vật nuôi khác sẽ mang mầm bệnh và lây nhiễm sang lợn. Cụ thể bệnh có thể lây qua vật chủ trung gian như: ve,ruồi, muỗi, các loài bọ, chim, chuột…..

Ngoài ra bệnh có thể lây lan qua trang phục, thiết bị mà các công nhân, người chăn nuôi…. Như quần áo bảo hộ lao động, dụng cụ kiểm tra…. Do đó trước khi vào trại nuôi, cần sát trùng mọi thứ,ra khỏi trại nuôi cũng cần khử trùng một lần nữa.

Lây truyền từ các trại nuôi xung quanh

Dịch tả lợn có nguy cơ lây truyền rất cao theo con đường từ trang trại này sang các trang trại khác ở xung quanh do dùng chung một nguồn nước, rồi qua vật chủ trung gian gân nhau. Bởi vậy bà con chăn nuôi cần có biện pháp xây hàng rào chắn cao 3m, cấm tiếp xúc mọi thứ với trại nuôi khác, không dùng chung một nguồn nước, không chung nguồn xả.

Ngoài những con đường lây bệnh trên thì dịch bệnh tả lợn Châu Phi còn lây truyền qua một số con đường khác nữa. Để đảm bảo thiệt hại là ít nhất bà con chăn nuôi cần tuân thủ đúng những quy tắc phòng chống dịch bệnh.

=>> XEM THÊM : Bệnh tiêu chảy ped ở lợn thịt